Phương pháp nuôi tôm hài hòa với môi trường

Phương pháp nuôi tôm hài hòa với môi trường

Phương pháp này bao gồm việc sử dụng các ao chứa, các “máy khuấy” sinh học nhằm tăng cường quạt nước, độ mặn thấp và dung các chế phẩm vi sinh.

– Quá trình nuôi tôm biển mới này cần sử dụng ao chứa:

Theo kỹ thuật nuôi tôm cần dùng 2 ao chứa. Nước được bơm từ sông lên, để lắng trong ao chứa ít nhất 1 ngày trước khi dùng để thay hoặc bổ sung nước trong ao nuôi lớn.

– Sử dụng các “máy khuấy” sinh học:

Có thể, thả cá rô phi toàn đực trưởng thành hoặc cá măng vào các lồng riêng biệt trong ao chứa, nước từ ao này được dùng cho ao nuôi lớn. Giữa ao nuôi lớn có nơi thu bùn hình chữ nhật, trong đó thả 3.000 cá rô phi hoặc cá măng. Chúng sẽ hoạt động như những “máy khuấy” sinh học trong môi trường ao.

– Tăng cường quạt nước:

Có thể sử dụng các máy quạt nước với 4 cánh quạt dài có khả năng guồng nước nhanh nơi thu bùn để gom chất thải vào giữa, ngăn không cho tôm tiếp xúc với bùn. Hơn nữa, quạt nước còn làm cho nước lưu thông, tạo thuận lợi hơn cho ánh sáng chiếu vào ao để duy trì mức sinh vật phù du.

– Độ mặn thấp:

Giữ độ mặn ở mức 22 (khi thả giống ban đầu và giảm dần còn 16 (sau 60 ngày nuôi, sau đó giảm tiếp còn 15 (sau 90 ngày nuôi và độ mặn mong muốn là 9).

– Chế phẩm vi sinh:

Các chủng vi sinh được đưa vào ao nuôi để thúc đẩy tăng trưởng của các vi sinh vật có lợi cho quần đàn tôm trong ao, làm cho nó có ưu thế vượt trội hơn các vi sinh vật không có lợi hoặc vi khuẩn gây bệnh. Kiểm soát thường xuyên mức vi sinh và thực vật phù du để ngăn ngừa xảy ra dịch bệnh.

– Kiểm soát định kỳ:

Hằng ngày kiểm soát nhiệt độ nước trong ao, độ trong, độ mặn, độ sâu của nước ao theo đúng kỹ thuật nuôi tôm chuyên nghiệp. Kiểm tra mực vi sinh trong nước ao 1 tuần 2 lần, xác định mức vi khuẩn ở giống một tháng 2 lần.

Hệ thống tuần hoàn kín

Ở những nơi có khó khăn về nguồn nước sạch, người nuôi có thể sử dụng hệ thống tuần hoàn kín hoặc hệ thống không thay nước. Hệ thống nuôi này đã được thử nghiệm ở trại Dumangas trước hết để kiểm soát virus gây bệnh đốm trắng cho tôm. Mặc dù hệ thống này phức tạp và chi phí đầu tư lớn hơn nhưng rất hài hòa với môi trường do không xả chất thải vào các vực nước tự nhiên.

Ngoài việc quản lý tốt nước trong ao chứa để làm nguồn nước cấp, hệ thống này cần phải có một ao xử lý nước, chiếm khoảng 25% tổng diện tích ao, trong đó thả nhuyễn thể và tảo để dùng như những máy lọc sinh học, và thả cá để dùng những máy khuấy sinh học. Bơm nước đã lọc từ ao xử lý vào ao nuôi lớn bằng bơm nhúng. Nước từ ao nuôi lớn chảy lại vào ao xử lý qua ống dẫn.

Có thể dùng các vách ngăn bằng nilong trong ao nuôi lớn để làm tăng diện tích bề mặt đáy ao lên 50 -70%, để cho các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho tôm bám vào. Nuôi trong hệ thống kín, nên dùng 4 ao có diện tích 1.000m2, thả 60 com giống/m2 năng suất trung bình 7,8 tấn/ha với tôm cỡ 18g, tỷ lệ sống 72% sau 4 tháng nuôi. Việc thu hoạch tôm thương phẩm có cỡ nhỏ hơn nhằm so sánh lợi nhuận và hoàn vốn giữ tôm 18g với thời gian nuôi ngắn hơn và tôm 30g với thời gian nuôi kéo dài. Đây là một bước phát triển mới trong kỹ thuật nuôi tôm, có thể cổ vũ người nuôi tôm theo phương pháp này vì thời gian nuôi ngắn hơn, tôm thu hoạch tuy nhỏ nhưng khỏe mạnh hơn và có hiệu quả kinh tế cao.

 

Nguồn: Kythuatnuoitom.net

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )

Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)

Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn

Website: https://khaiphat.com.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh