Tôm giảm ăn, bỏ ăn do đâu? Cách khắc phục
Trong suốt quá trình nuôi, quản lý việc cho tôm ăn rất quan trọng, khi tôm bỏ ăn, giảm ăn thì rất có thể chúng đã nhiễm bệnh hoặc các yếu tố môi trường trong ao biến động như: Oxy hòa tan, pH, nhiệt độ,…
Nguyên nhân
– Oxy hòa tan: Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng đến sức ăn của tôm, khi hàm lượng Oxy hòa tan thấp tôm sẽ giảm ăn và thậm chí bỏ ăn khi Oxy hòa tan < 2ppm.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp trong ao nuôi vào khoảng 20-30oC, khi nhiệt độ giảm dần thấp hoặc tăng quá cao một cách đột ngột tôm sẽ giảm ăn, thậm chí là bỏ ăn hoàn toàn.
– Tôm bị bệnh: Khi tôm mắc các bệnh như teo gan, bệnh đường ruột phân trắng, phân đứt khúc, bệnh đóng rong,… thì tôm cũng sẽ giảm ăn, bỏ ăn.
– Các yếu tố khác như tôm lột xác, ao nuôi thiếu khoáng, hàm lượng khí độc cao cũng gây ức chế làm tôm giảm ăn.
Thế nào là cho tôm ăn hiệu quả
– Đầu tiên cần phải nói đến đó là thức ăn, thứ ăn phải có khả năng dẫn dụ, kích thước tôm bắt mồi tốt, từ đó giúp cho việc sử dụng thức ăn của tôm được tốt hơn tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm nước ao nuôi. Chính vì vai trò quan trọng của thức ăn bà con cần chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn chất lượng: kích thước, màu sắc, hình dạng đồng đều, ít bụi, bề ngoài mịn, mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước, phải thu hút tôm bắt mồi.
– Cho ăn tùy theo điều kiên môi trường của ao nuôi, cần quan tâm đặc biệt đến yếu tố Oxy hòa tan và nhiệt độ trong ao: Khi đo nồng độ Oxy thấp hơn 4ppm thfi nên cắt giảm lượng thức ăn, dùng quạt nước và máy sục để tăng Oxy lên mức > 4ppm giúp tôm ăn bình thường. Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của tôm 28-30 độ C, khi nhiệt độ giảm 2 dộ C thì cần giảm lượng thức ăn cho tôm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nên chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao để nhiệt độ và Oxy hòa tan đảm bảo rồi mới cho tôm ăn sẽ hiệu quả hơn.
– Vào mùa lạnh tôm ăn yếu do nhiệt độ xuống thấp, vì thế để không dư thừa thức ăn nên cắt giảm lượng thức ăn và kéo dài giữa các lần cho ăn trong ngày.
Thăm nhá tôm thường xuyên để chủ động trong việc điều chỉnh thức ăn cho hiệu quả
Cách khắc phục
– Quan sát nhá thường xuyên để biết tôm có giảm ăn hay không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp, khi tôm có dấu hiệu bỏ ăn – giảm ăn thì nên tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.
– Nếu phát hiện tôm trong ao bị phân trắng, phân đứt khúc thì cần giảm lượng thức ăn, đồng thời sử dụng ERISUL 750 để trộn vào thức ăn: 5-7g/ kg thức ăn. Dùng 4-5 ngày liên tục, thảo dược ERISUL 750 điều trị rất hiệu quả phân trắng, phân đứt khúc và nhiễm trùng đường ruột.
+ Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan tăng cường quạt nước, sục khí đảm bảo lượng Oxy hòa tan >4ppm, tốt nhất nên đạt 5ppm.
+ Khi tôm giảm ăn do nhiệt độ nước thay đổi thì cần cắt giảm thức ăn, khoảng 30% so với mức thông thường. Kết hợp trộn Vitamin, men tiêu hóa để giúp tôm thẻ chân trắng tiêu hóa tốt, kháng bệnh. Trong mùa lạnh tôm thường tiêu hóa thức ăn chậm vì thế cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
+ Tôm giảm ăn, bỏ ăn có hiện tượng nổi đầu, kéo đàn thì có thể khí độc đã xuất hiện trong ao, dùng Aqua Yucca để hấp thụ khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, giảm lượng thức ăn trong lúc xử lý và tăng trở lại khi đã xử lý khí độc. Kết hợp dùng vi sinh xử lý đáy thường xuyên để phân hủy các chất mùn bã hữu cơ làm sạch nước, ngăn chặn vi khuẩn và khí độc phát triển.
+ Ngoài ra, chọn giống tốt, chất lượng, không nhiễm bệnh, thả nuôi với mật độ phù hợp với điều kiện của ao nuôi cũng giúp chuyển hóa hệ số thức ăn cao.
+ Người nuôi có thể trộn Best Binder để bao bọc, áo thức ăn, làm thức ăn ít thất thoát ra môi trường nước lâu ngày làm nguồn nước dễ ô nhiễm.