Đặc điểm cấu tạo của tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG – TÔM SÚ – TÔM HÙM

Trên thực tế, tôm thẻ chân trắng, tôm sú & tôm hùm là những loại tôm có giá trị dinh dưỡng cao, và được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới. Nhìn chung, chúng có cấu tạo chung là đều có các bộ phận dạ dày, gan tụy, tim, ruột giữa, ruột sau. Mỗi bộ phận thực hiện các chức năng riêng đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và sinh sản của chúng.

cấu tạo của tôm

Tuy nhiên, về cấu tạo hình dáng bên ngoài thì tôm sú, tôm hùm và tôm thẻ chân trắng lại có phần khác nhau. Cụ thể như sau:

Đặc điểm cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục, là giống tôm có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông Bình Dương, Châu Mỹ và có mặt nhiều ở khu vực Đài Loan, Trung Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Tôm từ 0,1g sau 90 – 120 ngày có thể lớn tới 15g.

Đánh Giá Tính Hiệu Quả Của Sản Phẩm AZUNO Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh – Men vi sinh cho cá

Phân loại

Ngành:  Arthropoda (chân khớp)

Lớp: Crustacea (giáp xác)

Bộ: Decapoda

Họ: Penaeidae (tôm he)

Giống: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vannamei (tôm nhiệt đới)

Tên gọi: Tôm thẻ chân trắng

Tên gọi khác: Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc vờ Tây châu Mỹ, WhiteLeg Shrimp

Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng gồm hai phần: phần đầu ngực và phần bụng

  • Phần đầu ngực

Chủy tôm có 2 răng cưa ở bụng, 8 – 9 răng cưa ở lưng.

Một đôi mắt kép và có 2 đôi râu được gọi là Anten 1 và Aten 2 có chức năng khứu giác và giữ thăng bằng

+ Anten 1 chiều dài ngắn, có hốc mắt, hai nhánh ngắn.

+ Anten 2 có nhánh ngoài biến thành vẩy râu, nhánh trong dài.

Tôm có 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2.

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng với 3 đôi chân hàm đóng vai trò giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm.

Tôm có thêm 5 đôi chân ngực có chức năng giúp tôm bò trên mặt phẳng.

Đối với tôm thẻ cái, ở giữa chân ngực 4 và 5 có thêm cơ quan sinh dục ngoài (đây là nơi nhận và giữ túi tinh từ con tôm đực khi giao phối).

  • Phần bụng

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng với phần đầu bụng có 7 đốt

– Ở 5 đốt đầu, mỗi đốt sẽ mang một đôi chân bụng, mỗi chân bụng sẽ có một đốt chung bên trong.

– Đốt ngoài cùng được chia ra làm nhánh trong và nhánh ngoài, đốt thứ 7 sẽ tạo thành telson hợp với đôi chân đuôi thành đuôi giúp tôm chuyển động trong môi trường nước.

Đặc điểm cấu tạo của tôm sú

Tôm sú xuất hiện nhiều ở các bờ biển ở Úc, Đông Nam Á, Đông Phi và Nam Phi,… Đây là loài tôm đem lại giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi và cũng là một trong những loại tôm được ưa chuộng tại Việt Nam. Tùy vào màu nước và môi trường sống mà tôm sú có màu sắc cơ thể khác nhau từ màu xanh lá, nâu, đỏ, xám và xanh.

Tôm sú là gì? Giá bao nhiêu? Các loại tôm sú, gợi ý món ăn và cách chế biến

  • Phân loại

Penaeus monodon Fabricius

Đặc điểm cấu tạo

Cũng giống với cấu tạo của tôm thẻ chân trắng, cấu tạo của tôm sú gồm hai phần: phần đầu ngực và phần bụng.

  • Phần đầu ngực

Chủy tôm sú có hình dạng như lưỡi kiếm và có răng cưa (có 8 răng ở phía trên và có 3 răng ở phía dưới chủy)

Tôm có mũi khứu giác và râu có chứng năng trong việc nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm

Có 3 cặp chân hàm đóng vai trò trong việc lấy thức ăn và bơi lội

5 cặp chân ngực dùng để bò và lấy thức ăn

  • Phần bụng

Cấu tạo của tôm sú còn có thêm cặp chân bụng giúp tôm bơi nhanh trong môi trường nước.

Tôm có thêm 1 cặp chân đuôi để tôm có thể bật nhảy lên mặt nước đồng thời điều chỉnh bơi lên cao hoặc xuống thấp

Phần dưới bụng của tôm có thêm bộ phận sinh dục

Cấu tạo của tôm sú cái thường có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành, chúng ta có thể quan sát và phân biệt được rõ con đực và con cái bằng mắt thường.

Đặc điểm cấu tạo của tôm hùm

Tôm hùm là món ăn “đắt đỏ” và có trọng lượng, mức giá, thành phần dinh dưỡng lớn hơn gấp nhiều lần so với tôm thẻ, tôm sú. Đây là loài giáp xác có kích thước lớn với trọng lượng trung bình tối đa là 9kg/ con. Loài tôm này thường sống ở những vùng biển ấm, lặng, trong các khe hoặc hang hốc dưới đáy biển.

cấu tạo của tôm hùm

Tôm hùm bông

  • Phân loại

Ngành: Arthropoda (chân khớp)

Lớp: Crustacea (giáp xác)

Bộ: Decapoda (10 chân)

Họ: Palinuridae (tôm hùm gai)

Giống: Panulirus

  • Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo của tôm hùm cũng được chia thành 2 bộ phận chính: phần đầu ngực và phần bụng

+ Phần đầu ngực

Gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực.

-> Phần đầu tôm được tạo nên bằng 6 đốt đầu

-> Phần ngực tôm được tạo nên từ 8 đối cuối còn lại.

+ Phần phụ ngực bao gồm:

-> 5 đôi chân bò

-> 1 đôi mắt kép

-> 2 đôi Anten giống với cấu tạo của tôm thẻ chân trắng. Anten 1 có phân nhánh, Anten 2 dài và có nhiều gai nhỏ

-> Tôm hùm có phần hàm ở trên miệng bao gồm các hàm trên và các mảng chân hàm

+ Phần bụng

Trong cấu tạo của tôm hùm, phần bụng có 6 đốt. Bên ngoài các lớp có bọc một lớp kitin để bảo vệ cơ thể

Đốt bụng thứ 2, thứ 3, thứ 4 và thứ 5 có 4 đôi chân bơi.

Đốt bụng thứ 6 chia nhánh tạo thành đuôi và telson cứng chắc giúp tôm bật nhảy, điều chỉnh hướng bơi theo ý muốn.

Hiện nay, tại Việt Nam đã phát hiện được 9 loại tôm thuộc họ Palinuridae và đã triển khai nuôi một số loài tôm như: tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, tôm hùm tre, tôm hùm sỏi,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh