Cách tăng độ pH trong nước nuôi tôm

Cách tăng độ pH trong nước nuôi tôm

Độ pH lý trưởng nhất để nuôi tôm nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3. Nếu pH thấp sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng và phát triển của tôm. Làm cách nào để tăng pH nước trong ao nuôi tôm?

pH là chỉ số quan trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng nguồn nước cho ao nuôi tôm. Khi pH trong nước thấp sẽ khiến tôm phát triển không ổn định, tôm khó lột xác hoặc lột không hoàn toan, cong thân. Làm thế nào để có thể tăng độ pH nước cho ao nuôi tôm?

I. Nguyên nhân độ pH trong ao nuôi bị giảm

Độ pH lý tưởng nhất cho tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3.

Nước có pH thấp sẽ tồn tại rất nhiều khí H2S, đây là loại khí độc hại đến tôm. H2S sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ oxy của tôm làm tôm mệt mỏi, stress, bơi lờ đờ, có khi bỏ ăn, và phát sinh bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.

Tôm sú đang lấy lại vị thế từ tôm chân trắng

Chính vì thế, để tôm phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì việc kiểm soát chỉ số pH trong ao nuôi tôm nên được ngư dân thực hiện thường xuyên. Sử dụng bút đo độ pH hiện đang là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là nhanh – hiệu quả – chính xác, giúp rút ngắn thời gian cho bà con. Khi thấy độ pH trong ao nuôi tôm thấp hoặc cao hơn mức tiêu chuẩn, bà con nên đưa ra những cách hoặc cách tăng độ pH trong ao nuôi để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm.

Khi các chỉ số như: pH, TDS, EC,… trong ao nuôi tôm được cân bằng sẽ là điều kiện thuận lợi để tôm phát triển, sinh trưởng tốt và cũng là tiền đề giúp người dẫn có những mùa thu hoạch như ý muốn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm vì một số yếu tố tác động khiến cho độ pH trong ao nuôi giảm.

pH trong nước ao nuôi tôm thấp có thể do những nguyên nhân sau:

Quá trình xử lý ao nuôi không tốt: Vệ sinh các chất thải của vụ nuôi cũ chưa sạch, không bón đủ vôi xử lý, không phơi ao đủ thời gian sẽ là nguyên nhân khiến ao nhiễm phèn.

Chất thải của tôm và thức ăn dư thừa: Nếu không được xử lý sạch sẽ là yếu tố để sản sinh khí NO3 bởi các khuẩn khử nitơ. Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.

Tác động của thiên nhiên: Hiện tượng này thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất phèn tiềm tàng. Sau mỗi lần mưa, axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm cho pH trong nước giảm.

II. Cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm

Trước khi thả tôm:

– Phơi đáy ao: Tùy vào điều kiện và thời tiết mà bà con có thể phơi đáy ao từ 7 – 10 ngày, cho đến khi xuất hiện dạng nứt nẻ châm chim là được, Việc phơi đáy ao sẽ tận dụng được các bức xạ tia cực tím để diệt khuẩn và các mầm bệnh gây hại.

– Với những ao thuộc vùng phèn, tuyệt đối không được phơi ao quá khô. Ngoài bón vôi và phơi ao thì bạn cũng có thể bón thêm phân để làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao.

– Rải đều vôi bột khắp đáy ao để diệt mầm bệnh, ổn định độ chua và giúp nền đáy ao tới xốp hơn. Liều lượng bón vôi có thể từ 30-40 kg cho 100 m2. Đối với những ao cao không thể tát cạn có thể dùng từ 40 – 50 kg cho 100 m2.

– Sau khi tẩy vôi từ 3 – 5 ngày, bà con nên tiến hành bón lót cho ao nuôi bằng cách rải vôi đều khắp ao nuôi tôm.

– Lấy nước lần 1 từ 30 – 50 cm và để từ 3 – 5 ngày sau khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống giúp màu ao lên nhanh hơn.

Sau khi thả tôm:

– Trước khi có mưa lớn, bà con nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột.

– Cách nâng pH ao nuôi tôm nhanh, bà con nên dùng khoảng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Bà con hòa tan trong nước rồi té khắp ao. Sau đó kiểm tra độ pH trong nước nuôi tôm bằng bút đo pH và tăng liều lượng Ca(OH)2 nếu cần.

– Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.

– Ngoài ra, việc sử dụng các hạt trao đổi ion cũng là cách tăng độ pH trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, vì ao nuôi tôm có diện tích lớn kéo theo chi phí lớn, khiến giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp.

– Cần phải kiểm tra độ pH thường xuyên. Nếu pH xuống thấp cần tạt vôi bột CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng 2-3 kg/ 100 m3 nước vào buổi tối để tăng pH. Không nên dùng CaO hoặc Ca(OH)2 vì pH sẽ tăng rất nhanh khó kiểm soát, gây hại cho tôm.

– Nên bổ sung khoáng chất cho tôm nhằm tăng sức đề kháng

– Tiến hành vớt ốc, sò, nhuyễn thể

– Sử dụng chế phẩm sinh học, men xử lý nước để xử lý nước nuôi, giảm thiểu tão có hại và tăng tảo có lợi

– Xi phong đáy ao nếu có thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh