Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy mài phẳng

TIN CHUYÊN NGÀNH

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy mài phẳng

Máy mài phẳng CNC sử dụng công nghệ mài mặt phẳng lập trình PLC có khí nén, thiết kế an toàn, chi tiết máy ổn định khiến việc vận hành xử lý bề mặt vô cùng thuận lợi, tiện dụng, đạt sản lượng cao và đồng nhất cho sản phẩm kim loại. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Máy mài mặt phẳng qua bài viết sau.

  1. Máy mài phẳng CNC là gì?

Máy mài phẳng CNC hay còn gọi là máy đánh bóng tự động 1 mặt, dùng để mài và đánh bóng các chi tiết kim loại hình tấm phẳng như: tấm thép không gỉ, kim loại đen, kim loại màu và phi kim loại. Máy mài phẳng CNC thích hợp cho xử lý bề mặt: đánh vảy, đánh gỉ, làm sạch cạnh và góc, bavia của các phôi dập, phôi đúc,… giúp giảm đáng kể sức lao động và tiết kiệm chi phí nhân công.

Máy mài mặt phẳng CNC đặc biệt phù hợp để xử lý các dạng bề mặt phẳng (có đồ gá); tạo xước hairline khi kết hợp với bánh giáp xếp, bánh nỉ hoặc tạo độ bóng khi kết hợp cùng bánh xơ dừa, bánh vải. Bên cạnh đó sáp đánh bóng là vật tư hỗ trợ không thể thiếu nhằm gia tăng hiệu quả bề mặt, giảm ma sát và tránh cháy đen bề mặt.

  1. Thông số kỹ thuật của máy

Kích thước: 1650x1450x1200.

Công suất của động cơ chính: 1 động cơ 7.5KW, 1 động cơ hướng dọc 0,4KW, 1 động cơ hướng ngang 0,25KW, hộp giảm tốc chạy ngang: WPDS50-B 1:20.

Tốc độ trục chính: 1700 vòng/phút.

Bánh mài: đường kính ngoài Ø300mm; đường kính trong: 32mm; chiều rộng max: 500mm.

Tốc độ tuyến tính của bánh mài: 22,24m/ giây.

Chiều dài đai trục chính: B1950.

Điện áp nguồn: 380v 50HZ.

Tổng công suất máy: 8,42KW.

  1. Các loại máy mài phẳng

Có thể phân loại máy mài phẳng thành những nhóm sau đây:

  • Máy mài phẳng dùng trục: Có loại 1 trục, 2 trục, 3 trục, khi máy mài vận hành người dùng muốn trục nào di chuyển thì phải dùng tay để quay trục đó. Loại máy mài này gần như là hoạt động thủ công, phải dùng sức của con người, thích hợp cho việc đào tạo nghề và gia công đơn giản.
  • Máy mài phẳng bán tự động: Vẫn có 1 trục, 2 trục hoặc 3 trục nhưng được kết hợp với thủy lực hoặc năng lượng điện để điều khiển các trục cho nên đỡ mất sức lao động hơn.
  • Máy mài phẳng tự động: Tất cả các trục của loại máy mài này đều được điều khiển tự động thông qua chương trình PLC.
  • Máy mài phẳng CNC: Đây là dòng máy mài cao cấp hoàn toàn tự động hóa, bạn muốn mài bóng nhẵn với chi tiết có kích cỡ ra sao, mài vị trí nào chỉ cần nhập thông số vào phần mềm CNC là máy tự động làm việc.
  1. Nguyên lý hoạt động của mấy mài phẳng

Nguyên lý máy mài phẳng rất đơn giản. Khi máy được bật lên, trục bánh mài sẽ chuyển động lên và xuống theo cài đặt và xoay quanh trục chính, mài nhẵn bề mặt của chi tiết đang được cố định bằng bàn gá trên bàn làm việc.

Bàn làm việc của máy được điều chỉnh bởi động cơ, có thể di chuyển theo phương X, Y, tự động xoay, hướng tiến và lùi để điều chỉnh vị trí của chi tiết cần được mài phẳng. Nhờ đó, việc mài mòn được đảm bảo chính xác, tỉ mỉ và mài được tất cả các góc cạnh nhỏ hẹp hay góc khuất. Nếu sử dụng đúng cách, độ chính xác của máy mài mặt phẳng rơi vào khoảng ± 0,0001 inch.

Phôi được gá kẹp trên máy mài phẳng bằng 2 cách sau: Phôi được làm bằng vật liệu sắt từ được giữ cố định bằng mâm cặp từ tính, trong khi loại phôi không làm bằng sắt từ hoặc phi kim loại sẽ được gá kẹp bằng chân không hoặc cơ cấu gá kẹp cơ học. Một ê tô được đặt trên mâm từ có thể được sử dụng để gá phôi phi từ tính nếu chỉ có mâm cặp từ tính.

Các yếu tố cần xem xét trong mài bề mặt là vật liệu của đá mài và vật liệu của chi tiết được gia công.

Vật liệu phôi bao gồm gang và thép nhẹ. Hai vật liệu này không có xu hướng làm kẹt bánh mài trong quá trình mài. Các vật liệu khác là nhôm, thép không gỉ, đồng thau và một số loại nhựa. Khi mài ở nhiệt độ cao, vật liệu có xu hướng bị suy yếu và có xu hướng ăn mòn nhiều hơn.

Spark out là một thuật ngữ được sử dụng khi độ chính xác của vật cần mài đã đến giới hạn, có nghĩa là khi mài không ra tia lửa nữa.

  1. Độ chính xác của máy mài

Máy mài phẳng là loại máy công cụ được sử dụng để gia công các bề mặt chính xác, với kích thước lớn và cho bề mặt tinh.

Độ chính xác của máy mài phẳng phụ thuộc vào loại máy và cách sử dụng, tuy nhiên, có thể đạt được đến 1/1000 mm (± 0,0001 in) trên hầu hết các loại máy mài phẳng.

  1. Những lưu ý khi sử dụng máy mài phẳng

Việc sử dụng máy mài phẳng không đúng cách hoặc thiếu tập trung có thể dẫn đến tai nạn lao động, hư hỏng chi tiết, chất lượng sản phẩm không tốt, lãng phí nguyên liệu, tốn thời gian và công sức,… Do vậy hãy chú ý các quy tắc sử dụng vận hành máy mài sau đây:

  • Chỉ sử dụng máy mài để mài những vật liệu cho phép (sắt, thép), tuyệt đối không dùng để mài các vật liệu dễ bắn lửa như nhôm, magie hoặc vật liệu dễ gây cháy như gỗ.
  • Chỉ người đã được đào tạo và có kinh nghiệm mới nên dùng và bảo trì máy mài.
  • Tuân thủ đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc vận hành, bảo dưỡng máy.
  • Kiểm tra máy mài phẳng toàn diện trước mỗi lần vận hành: Đảm bảo đĩa mài và trục chính quay theo chiều kim đồng hồ, phim dung và phim dừng khẩn cấp đã ở vị trí off, để đĩa mài chạy không tải khoảng 5 phút trước khi làm việc.
  • Tuyệt đối không thay thế linh kiện khi máy đang chạy.
  • Tất cả các cửa bảo vệ của máy mài phải được đóng chặt trong suốt quá trình hoạt động.
  • Tắt nguồn điện ngay sau khi không dùng máy.
  • Bảo dưỡng, lau chùi máy sạch sẽ, không để bụi và phoi đi vào dây trượt, lau chùi bàn mài bằng dẻ lau mềm. Bảo quản nơi khô thoáng.
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động hoặc ít nhất phải có găng tay, khẩu trang, kính và giày bảo hộ để đảm bảo an toàn.

LƯU Ý: BÀI VIẾT TRÊN CHỈ CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ MÁY MÀI PHẲNG

 

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )

Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)

Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn

Website: https://khaiphat.com.vn/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh