HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Hệ thống báo cháy là gì?
Hệ thống báo cháy là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001).
Hệ thống báo cháy tự động bao gồm: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, (tổ hợp chuông, đèn, nút ấn) và các thiết bị ngoại vi khác…
Hệ thống báo cháy gồm những gì?
Một hệ thống thiết bị báo cháy tự động cơ bản sẽ có cấu tạo 3 phần chính: Trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: Một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, PIN.
Thiết bị đầu vào gồm: Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra gồm: Bảng hiển thị phụ, chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, loa báo động, bộ quay số điện thoại tự động..
Việc phát hiện ra tín hiệu cháy có thể có được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc con người và hoạt động liên tục trong 24/24 giờ. Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.
Hệ thống báo cháy tự động là gì?
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tự động
- Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy, báo khói là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin sự cố về trung tâm báo cháy.
- Tại trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn, loa báo cháy ), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
Loa báo cháy Siren CS-588
Loa báo cháy Siren CS-351
Loa báo cháy (còi báo cháy) Siren CS-588 và CS-351 luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc báo cháy và phát tín hiệu. Với thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn và chất lượng thì 2 sản phẩm này sẽ là 2 sản phẩm đáng đầu tư trong khoản này.
- Hệ thống PCCC chia ra 2 hệ là: Hệ FA (Fire Alarm – hay còn gọi là hệ báo cháy) và hệ FP (Fire Protection – hay còn gọi là hệ chữa cháy)
Hệ FA là hệ thống điện tử có cấu trúc giống như một PLC. Các hãng đều giữ bí mật công nghệ chế tạo của mình. Tuy nhiên, các bạn hãy chú ý như sau: FA cần sự an toàn trước tiên, sau đó mới cần đến sự chính xác.
Hệ FP còn chia làm nhiều hệ nữa như: FH (chữa cháy vách tường), SP (chữa cháy tự động Spinkler), OF (chữa cháy xả tràn…). Các hệ thống FP điều khiển đơn giản và đều không dùng thiết bị điện tử để điều khiển vì người ta sợ nó bị treo. Do đó hệ thống này không có PLC hay ngôn ngữ lập trình gì cả.
2. So sánh hệ thống báo cháy thường và hệ thống báo cháy địa chỉ
⇒ Hệ thống báo cháy thường:
- Hệ thống báo cháy thường là quản lý một khu vực (zone) nhà xưởng hoặc một tầng nhà. Mà khu vực (zone) đó có một vài hoặc tất cả thiết bị0 báo cháy đầu vào (đầu báo nhiệt, khí gas, đầu báo khói…) được mắt nối với nhau và nối với trung tâm báo cháy.
- Nên khi xảy ra sự cố cháy nổ, trung tâm báo không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo sự cố trong khu vực (zone). Mà chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý và giám sát của hệ thống.
- Trung tâm báo cháy thường có một hoặc nhiều kênh. Một số trung tâm báo cháy cho phép mở rộng được, trong khi một số khác lại không cho mở rộng. Điều này làm giảm khả năng hữu dụng khi cơ sở muốn mở rộng thêm hệ thống thiết bị báo cháy.
- Một số Zone sử dụng 2 hoặc 4 lõi dây nên số lượng dây tín hiệu nối về trung tâm báo cháy là rất lớn.
⇒ Hệ thống báo cháy địa chỉ:
- Hệ thống báo cháy địa chỉ có những tính năng vượt trội hơn hệ thống báo cháy thường. Giám sát, báo cháy và điều khiển thiết bị theo từng địa chỉ. Nên khi sự cố xảy ra trung tâm báo cháy biết chính xác thiết bị báo cháy nào đã kích hoạt. Qua đó làm tăng khả năng xử lý sự cố nhanh hơn.
- Dung lượng của trung tâm báo cháy địa chỉ được xác định bởi số lượng mạch SLC (Signaling Line Circuits) và số thiết bị địa chỉ cho phép lắp trên mỗi mạch SLC. Mạch SLC cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó. Mỗi mạch SLC có thể đáp ứng cho vài chục đến vài trăm thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất mạch SLC đó.
- Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm (địa chỉ), cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.
- Mỗi một thiết bị báo cháy đầu cuối lắp trên mạch SLC đều sở hữ một địa chỉ riêng, do đó trung tâm báo cháy được tình trạng của từng thiết bị riêng lẻ được kết nối với nó.
- Khác với trung tâm báo cháy thường, trung tâm báo cháy địa chỉ cho phép đầu nối lẫn lộn cả thiết bị báo cháy đầu vào và thiết bị điều khiển đầu ra trên cùng một mạch tín hiệu SLC.
3. Quy trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống báo cháy
Quy trình lắp đặt, nghiệm thu công trình tương tác các hạng mục điện nhẹ. Khi nghiệm thu, thử nghiệm sự hoạt động của toàn hệ thống, cán bộ giám sát cùng với sự chứng kiến của đơn vị quản lý PCCC có thể tiến hành bằng phương pháp trực quan như sau:
- Thử đầu báo khói: Dùng ống thổi khói (thuốc lá) vào đầu báo khói gắn trần, nếu đầu báo tín hiệu về trung tâm báo cháy (chuông, đèn chỉ thị) là đạt yêu cầu.
- Thử đầu báo nhiệt gia tăng (Báo gas): Dùng lửa (hoặc gas) đưa đến gần đầu báo, nếu đầu báo tín hiệu về trung tâm báo cháy (chuông, đèn chỉ thị) là đạt yêu cầu.
- Thử báo cháy bằng tay: Ấn nút bằng tay, tác dụng đến hệ thống hoạt động như trên là đạt yêu cầu.
4. Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy
- Là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.
- Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
- Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, coi, đèn).
- Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
5. Ứng dụng hệ thống báo cháy
- Hệ thống này thường trang bị cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại – văn phòng hoặc nhà ở trung cấp, cao cấp, nhà ở và làm việc của người nước ngoài…
- Hệ thống bao gồm: Trung tâm điều khiển báo cháy, đường dây tín hiệu điều khiển báo cháy, các đầu báo cháy, chuông báo cháy, nút ấn báo cháy bằng tay, các đèn chỉ thị báo cháy.
- Phương pháp lắp đặt hệ thống này tương tự các hệ thống điện nhẹ ở trên, trong đó hệ thống đường dây truyền tín hiệu cần được lắp đặt vào giai đoạn đồng thời với phần lắp đặt đường dây năng lượng điện và điện nhẹ. Các thiết bị trung tâm báo cháy, đầu báo cháy… sẽ được lắp đặt sau, vào giai đoạn hoàn thiện công trình.