Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Mùa Lạnh

KINH NGHIỆM NUÔI TÔM MÙA LẠNH – XỬ LÝ NHIỆT ĐỘ NƯỚC NUÔI TÔM MÙA LẠNH

Ở Việt Nam, mùa đông đang kéo về thời tiết đang dần se lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Tuy đây là thời tiết cực kì mát mẻ và thoải mái nhưng nó sẽ là một nỗi lo đáng kể đối với bà con nuôi tôm hoặc có ý định thả tôm trong mùa này. Tôm là loài động vật biến nhiệt, khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là 27 – 32 độ C, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, tôm sẽ rất dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt và chết. Đối với việc nhiệt độ xuống thấp, tôm sẽ ngừng ăn, chết yểu,… dẫn đến tỷ lệ hao hụt cho bà con rất lớn.

Nuôi tôm mùa lạnh

Vì thế, nếu bà con đã và đang trong vụ nuôi hoặc có kế hoạch chuẩn bị thả nuôi nhưng vẫn đang lo về thời tiết hiện tại thì bà con cũng đừng quá lo lắng vì hôm nay bài viết này sẽ dẫn đến cho bà con những biện pháp, cách xử lý và kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh giúp cho con tôm luôn được khỏe mạnh trong điều kiện thời tiết như hiện tại.

1. Vấn đề cải tạo ao khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp:

Nếu như bà con đã lên kế hoạch thả tôm giai đoạn này mà nhiệt độ vẫn đang xuống thấp, thì việc bà con nên chú trọng nhất đó chính là phơi đáy ao lâu hơn những mùa bình thường, do nhiệt độ hiện tại đang thấp nên thời gian phơi ao nên được kéo dài.

PHƠI KHÔ ĐÁY AO, RẢI VÔI TRONG CÁC AO NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH

Nguồn: Internet

Lưu ý, bà con không nên cấp nước từ ao lắng và ao nuôi vào những lúc thời tiết bất lợi nhiệt độ xuống thấp, không được cấp vào những ngày có gió mùa và nguồn nước cấp phải được xử lý tốt hết tất cả các yếu tố một cách hoàn chỉnh và lắng 4-6 ngày mới được cấp.

Quy trình cấp nước và các bước xử lý ban đầu trong ao tôm

Nhiệt độ nước

Không những thế, đây là thời điểm bà con nên sử dụng những công cụ tăng nhiệt độ (đối với ao nuôi trong nhà) như que nâng nhiệt (cây nâng nhiệt nước), cây nâng nhiệt phòng. điện trở nâng nhiệt phòng có thể dùng loại 1000 – 2000W cho ao nuôi tầm 300 m2-500m2 thì có thể nâng nhiệt khá tốt.

Lưu ý: Bà con nên tham khảo các nguồn cung cấp cây nâng nhiệt nước & phòng uy tín để đảm bảo chất lượng và quá trình nâng nhiệt tốt nhất. Có thể kể đến cây nâng nhiệt nước VPE và cây nâng nhiệt phòng VPE đây luôn là 2 sản phẩm đáng đầu tư và lựa chọn trong thời tiết và nhiệt độ hiện nay. Với ưu điểm là lớp vỏ titanium tỏa nhiệt nhanh, chống chịu được ăn mòn trong môi trường nước biển, độ cách điện cao, an toàn và dễ sử dụng thì cây nâng nhiệt nước & vòng VPE luôn là sự lựa chọn số 1 cho bà con.

2. Vấn đề thả giống vào thời tiết lạnh và kiểm soát tốt sức khỏe của tôm khi thả:

Tuyệt đối không thả giống khi nhiệt độ nước giảm thấp dưới 20 độ C, khi nhiệt độ trên 25 độ C là tốt nhất để thả giống và mùa lạnh thì thời điểm thả giống tốt nhất là vào buổi trưa từ 11h đến 14h trưa, lúc này thời tiết ấm nhất và tốt nhất để thả trong ngày.

Thả giống đúng kỹ thuật sẽ góp phần tăng tỷ lệ sống của tôm.

3. Vấn đề cho ăn, kiểm soát thức ăn và quản lý sức khỏe tôm trong giai đoạn nuôi:

  • Khi nhiệt độ giảm thấp dưới khoảng tối ưu, tôm sẽ không đòi hỏi lượng thức ăn nhiều mà chúng chỉ cần lượng thức ăn vừa đủ để duy trì các hoạt động cơ thể.
  • Do đó, bà con thường xuyên kiểm soát nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh gây lãng phí hay tạo điều kiện phát sinh khí độc.
  • Khi nhiệt độ ổn định, bà con cần theo dõi khả năng bắt mồi để điều chỉnh cho phù hợp.
  • Trong thức ăn nuôi tôm cần bổ sung thêm một số chất hỗ trợ như: men tiêu hóa, vitamin C để tăng sức đề kháng cũng như khả năng hấp thụ cho tôm.

Có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ như máy cho tôm ăn 2 Nguyên với công nghệ định lượng thức ăn chính xác đến 98% sẽ giúp bà con giảm được công sức và thời gian trong việc cho ăn và máy cho tôm ăn 2 Nguyên sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, giúp tôm đều size, tiết kiệm điện và thức ăn,… và rất nhiều tiện ích khác mà nó mang lại.

Thăm nhá tôm

Nuôi tôm trong mùa lạnh bà con cần lưu ý chỉ cho tôm ăn đủ và không nên cho ăn dư, vì thế cần kiểm tra nhá và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh