KỸ THUẬT ƯƠNG – NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG AO ĐẤT HIỆU QUẢ
Để góp phần tăng thêm lợi nhuận trên cùng diện tích ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng nhiều bà con đã thực hiện thả nuôi luân canh với tôm càng xanh ở thời điểm nước ngọt. Đây là cách làm kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế và cũng giúp cắt được các mầm bệnh cho vụ nuôi tôm sau. Dưới đây là kỹ thuật ương nuôi tôm càng xanh hiệu quả cho những bà con đang có ý định thực hiện mô hình kinh tế này.
Kỹ thuật ương giống
Ương giống là rất quan trọng bởi là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ sống và thu hoạch của tôm về sau. Nếu bà con ương tôm càng xanh bằng bằng bể xi măng hay vải bạt thì cần mỗi bể có có diện tích 50 – 100 m2, độ sâu bể 0,8 – 1 m và chỉ thả mật độ thích hợp là 150 – 200 con/m2 để tôm phát triển đồng đều tốt nhất.
Đối với ao qua lưới lọc thì cần bổ sung thêm chuồng ủ oai với liều lượng 15 – 20 kg/100 m2, phân vô cơ 0,3 – 0,5 kg/100 m2, 7 – 10 ngày sau khi lấy nước vào ao thì tiến hành thả tôm post vào để ương theo mật độ 100 – 150 con/m2. Bà con cũng lưu ý là độ mặn của nước phải thích hợp để tránh tôm bị sốc.
Kỹ thuật nuôi
Trong quá trình nuôi tôm càng xanh thì việc cải tạo ao nuôi là vô cùng quan trọng vì đặc tính ăn của tôm càng xanh là động vật (cá, ốc, cua xay…) rất dễ làm hư, thối nước nên cần cải tạo thường xuyên. Bà con có thể sử dụng thêm sản phẩm chế phẩm để giúp hỗ trợ cải tạo ao, diệt vi sinh vật gây hại, phân hủy lượng hữu cơ tồn tại nhiều trong bùn để có ao nuôi phù hợp cho tôm càng xanh phát triển. Tiếp theo, bơm cạn ao, vét bùn đáy, vệ sinh xung quanh bờ ao, bón vôi với lượng: 7 – 10 kg/m2, phơi nắng 3 – 4 ngày rồi lấy nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu 0,8 – 1,2 m là thích hợp cho nuôi tôm càng xanh.
Khi chọn tôm giống thì cần chọn con khỏe mạnh, không dị tật, chiều dài thích hợp là 2 – 3 cm đối với giống nhân tạo và 4 – 6 cm đối với giống tự nhiên. Mật độ thả phù hợp nhất là 5 – 7 con/m2. Ngoài ra, bà con cũng có thể kết hợp nuôi ghép tôm càng xanh với cá sặc rằn, cá mè trắng để tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, đồng thời lọc nước ao nuôi hạn chế nước ao nuôi quá quá xanh, dơ làm tôm nuôi bị đóng rong, thiếu oxy.
Thức ăn thích hợp cho tôm càng xanh là như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, dừa khô theo chế độ ăn là: Lúc mới thả cho đến 1 tháng nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng 8 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi. Sau 1 tháng nuôi mỗi ngày cho ăn với lượng 5 – 7% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi. Bà con cũng cần chú ý, trong quá trình cho ăn nên tiến hành theo dõi những dấu hiệu bất thường nếu tôm bỏ ăn hoặc đói ăn, hay dư lượng thức ăn để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao, để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước; khi phát hiện tôm bị bệnh thì phải điều trị ngay. Định kỳ thay nước để nước đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn; Sau thời gian nuôi được 2 – 3 tháng nên thu tỉa tôm cái. Hằng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.
Các loại bệnh tôm càng xanh có thể gặp
Bệnh đóng rong là do thức ăn không đảm bảo số lượng, chất lượng cho tôm. Ngoài ra, môi trường ao nuôi bị bẩn, nước xấu, chế độ thay nước không tốt dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Bởi vậy cách trị bệnh là phải thường xuyên cải tạo, làm sạch môi trường ao nuôi. Trong đó chế phẩm sẽ hỗ trợ bà con diệt tảo và những vi sinh vật gây hại trên tôm càng xanh.
Bệnh đốm đen cũng do tác động bên ngoài làm tôm suy yếu, môi trường nước bên ngoài không tốt dẫn đến các vi khuẩn hay nấm (Vibrio, Pseudomonas) tấn công lên cơ thể con tôm dẫn đến xuất hiện những vết thương màu nâu hay đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm hay các phụ bộ. Khi tôm bệnh cần giữ môi trường ao nuôi tốt và tránh việc xáo trộn môi trường nuôi. Để phòng trừ dịch bệnh cho tôm thì nên làm sạch môi trường ao nuôi định kỳ hàng tuần hàng tháng để đảm bảo cho tôm càng xanh có môi trường sống tốt nhất.