NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VỤ ĐÔNG ĐÚNG KỸ THUẬT
Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông nếu như thành công sẽ mang lại lợi nhuận gấp 2-3 lần vụ thường cho bà con nông dân. Bởi vì đặc tính vụ đông khiến tôm khó sinh trưởng hơn và ít hộ nuôi hơn.
Những rủi ro thường gặp khi nuôi tôm vụ đông
Trong thời gian từ nay đến cuối năm, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm. Ngược lại, đây lại là điều kiện thích hợp cho bệnh ở tôm thẻ chân trắng phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy… Vì thế, không phải diện tích nào cũng nuôi được, chỉ có những vùng nuôi tôm trên cát, vùng cao triều.
Các yếu tố môi trường ao nuôi vụ đông
+ Khi trời mưa to độ mặn của tầng nước mặt giảm nhanh, cần phải tháo nước tầng mặt để không gây ra biến thiên quá lớn. Ao lớn và độ sâu cao cũng sẽ giúp cho độ mặn ít biến động mỗi khi nắng nóng kéo dài hoặc mưa to.
+ Ô xy hoà tan: Ôxy trong ao nuôi tôm không được thấp hơn 4mg/l, Ôxy thấp hơn 3mg/l tôm sẽ ngừng ăn và tấp vào mé bờ, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết. Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục khí, có thể dùng ôxy già (H2O2); muốn tăng 1mg ôxy/l, cần dùng 4ml H2O2 (loại 50%).
+ Độ kiềm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm luôn phải giữ ổn định có hàm lượng cao hơn 80mg -CaCO3/l. Trong quá trình nuôi nhất là trong mùa mưa nên thường xuyên bón các loại vôi CaCO3 hoặc dolomit CaMg (CO3)2 theo chu kỳ 7 – 10 ngày/lần, liều lượng 100 – 200kg/ha.
+ Độ trong: Độ trong thể hiện thực vật phù du phát triển trong nước ao nuôi tôm, độ trong nên duy trì trong khoảng 25 – 40cm. Độ trong thực vật phù du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế được các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tôm tốt hơn, giảm mối nguy cho tôm.
+ H2S (hydro sulfua): H2S rất độc đối với tôm, nồng độ trên 0,02mg/l ảnh hưởng đến tôm nhưng H2S chỉ xuất hiện khi pH
+ NH3 (ammoniac): NH3 rất độc đối với tôm, khi nông độ 1mg/l có thể gây chết tôm, nồng độ trên 0,1mg/l ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm, do đó cần duy trì NH3 dưới 0,1mg/l bằng nhiều cách, nhưng có thể dùng một số hoá chất hấp thụ chúng như Toxin-clear, Thio-fresh và Zeolite vào những tháng cuối chu kỳ nuôi để hấp thụ bớt NH3.
+ Đáy ao đen, nước đục nhiều chất lơ lửng: Cuối chu kỳ nuôi đáy ao nuôi tôm tích tụ nhiều chất hữu cơ và H2S, trong nước có nhiều chất lơ lửng do tảo chết; có thể dùng chế phẩm Siol-pro hoặc tăng bón các chế phẩm vi sinh, Zeolite để hấp thu các chất lơ lửng và cặn bã trong ao.v
Chọn giống tôm thẻ cho vụ đông
Có thể ương giống tôm thẻ chân trắng trước trong bể ương trong nhà để rút ngắn thời gian nuôi bên ngoài. Mật độ ương: 2.000 – 2.500 con/m2 sau thời gian ương 25 – 30 ngày khi tôm đạt cỡ 1 g/con thì tiến hành chuyển tôm sang ao nuôi thương phẩm.
Thả giống
Chăm sóc và quản lý
Trong thời gian đầu tôm nhỏ (1 – 3 tuần) sử dụng chủ yếu sục khí. Sử dụng quạt nước từ tuần thứ 4 trở đi.
Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường hàng ngày vào lúc 6 giờ sáng và 13 giờ. Nếu chỉ số các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp phải có biện pháp xử lý ngay.
Cho tôm ăn hiệu quả và hợp lý
Cần cho tôm ăn hiệu quả và hợp lý để giúp tôm đều size và phát triển tốt hơn. Kiểm soát lượng thức ăn tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí thức ăn và nhân lực. Để làm được điều này một cách chính xác và thuận lợi nhất có thể sử dụng máy cho tôm ăn có chức năng chuyên cho vụ mùa đông rải thức ăn 250gram/phút, với bộ định lượng thức ăn chính xác đến 98% giúp tiết kiệm thức ăn và tôm đều size trông thấy, tăng lợi nhuận và giảm chi phí nhân công.
Để biết thêm chi tiết và ứng dụng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )
Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)
Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn
Website: https://khaiphat.com.vn/