NÚT NHẤN LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG NÚT NHẤN

1. Khái niệm

Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau: các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ,… Ở mạch điện một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xoay chiều điện áp 500V, tần số 50Hz, 60Hz, nút nhấn thông thường để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của Contactor nối cho động cơ hoạt động.

Nút nhấn khẩn Autonics SF2ER-E2RB

Nút nấn thường được đặt trong bản điều khiển, ở mặt trên của tủ điện (mặt nắp tủ điện), trên hộp nút nhấn. Nút nhấn thường được nghiên cứu, chế tạo làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không có hóa chất và hạn chế bụi bẩn.

Nút nhấn tùy theo loại có thể bền tới 1 000 000 lần đóng không tải và 200 00 lần đóng ngắt có tải. Khi thoa tác với nút nhấn cần phải dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

2. Phân loại

  • Tùy theo chức năng, trạng thái hoạt động mà có các loại sau:
  • Nút nhấn đơn: Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái chức năng On (hoặc Off). Nút nhấn ở trạng thái On là nút nhấn thưởng hở còn nút nhấn ở trạng thái Off là nút nhấn thường đóng.

 

  • Nút nhấn kép: Mỗi nút nhấn có cả 2 trạng thái On/Off.
  • Theo cấu trúc:
    • Loại hở: sử dụng trong phòng ở, câu lạc bộ, hành lang,…
    • Loại kín: sử dụng trong buồng máy tàu thủy.
    • Chống cháy nổ: sử dụng trong các hầm bơm, trên tàu dầu, trong hầm mỏ,…
    • Loại kín nước: sử dụng ngoài trời (thiết bị điều khiển neo, tời quấn dây,…).
    • Loại có đèn báo: đèn báo trạng thái của thiết bị được điều khiển bởi nút nhấn.
  • Theo từng cặp tiếp điểm: thông thường nút nhấn có một đến 2 cặp tiếp điểm.
    • Một cặp tiếp điểm.
    • Hai cặp tiếp điểm.Hình 4. Tổng hợp các loại nút nhấn cơ bản của hãng Schneider.

3. Cấu tạo

Hình 5. Cấu tạo của một nút nhấn cơ bản.

Cấu tạo cơ bản của một nút nhấn bao gồm:

  1. Núm nút ấn.
  2. Lò xo nhả.
  3. Tiếp điểm thường đóng.
  4. Tiếp điểm động (kiểu cầu).
  5. Tiếp điểm thường mở.
  6. Ốc đấu dây.
  7. Trục dẫn hướng.

4. Nguyên lý hoạt động

Nút nhấn có ba phần: Bộ truyền động, các tiếp điểm cố định và các rãnh. Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía dưới. Bên trong là một tiếp điểm động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số trường hợp, người dùng cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động. Với các nút nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.

5. Lựa chọn của nút nhấn

Để lựa chọn được nút nhấn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình , điều quan trọng nhất chính là ta phải hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại nút nhấn đấy . Khi hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động , ta có thể dễ dàng lựa chọn được các loại nút nhấn.

Quý khách có thể tham khảo về các loại nút nhấn Autonics tại đây.

 

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )

Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)

Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn

Website :https://khaiphat.com.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh