XỬ LÝ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2 (GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM)

XỬ LÝ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2 (GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM)

Như bà con đã biết mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn với nhiều ưu điểm vượt trội đang ngày càng “thịnh hành” ở nhiều tỉnh thành nuôi trọng điểm. Nhưng quá trình chuyển giao từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 nếu không xử lý nước đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng hao nhiều tôm giống, tôm dễ mắc bệnh dẫn đến sinh trưởng và phát triển chậm. Hi vọng một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bà con giảm thiểu dịch bệnh cho tôm cũng như giúp tôm khỏe hơn, phát triển tốt hơn.

Từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 một số bà con sẽ gặp trường hợp con giống từ ao này sang ao kia ở cùng một khu nuôi với khoản cách gần nhưng vẫn bị tình trạng hao tôm (tôm chết) 40-50%, tôm xuất hiện tình trạng đục cơ. Cũng có nhiều nơi vận chuyển tôm giống 5-7km về thả tôm vẫn khỏe mạnh tỷ lệ tôm hao thấp. Để giải tình trạng trên bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Đối với ao nuôi bà con bơm nước đã được lắng lọc, diệt tạp, diệt khuẩn qua túi lọc, lưu ý nước được bơm phải trong. Đối với hồ 500m3 bà con cần đánh vào ao nuôi theo công thức: Một bao Canxi (25kg/bao), một bao vôi CaCO3 (20kg/bao), một bao Zeolite (Geolite) (20kg/bao). Sau khi thả tôm trời mưa bà con đánh một bao vôi, một bao Zeolite. Trời nắng tốt thì đánh nửa bao vôi (10kg), nửa bao Zeolite(10kg) cần đánh liên tục để duy trì đẹp màu nươc. Quy trình sẽ là ngày thứ nhất bơm nước, ngày thứ 2 xử lý nước (theo công thức trên) ngày thứ 3 chạy quạt oxi, kiểm tra lại môi trường nước: độ pH, độ mặn, độ kềm,Canxi… trong ao, ngày thứ 4 thả tôm. Trước khi thả tôm bà con cần thuần tôm vào ngày thứ 3 của quy trình, bà con lấy 1 ít nước trong ao thả khoản 10-15 tôm giống vào và theo dõi 1 ngày.

Ngày thứ 4 thả tôm, trước khi tôm về cần cho ăn thuốc đặt trị đường ruột ít nhất ba ngày để cho tôm chắc khỏe, giảm bệnh khi về môi trường mới. Tiếp theo bà con cần chú ý thả vào sáng sớm phải thả trước khi mặt trời mọc tránh tình trạng bị sốc ánh sáng mặt trời, cũng như nhiệt độ thay đổi do tôm khi được vận chuyển xa về trong môt trường chật hẹp, nhiệt độ thấp. Thao tác nhanh trước khi mặt trời lên sẽ giúp giảm thiểu tối đa vấn đề hao tôm ở các ngày kế tiếp khi tôm đã được thả. Sau khi thả tôm người nuôi phải trực tiếp ở ao để theo dõi thể trạng tôm, xem tôm có hao hay không, cần trực tiếp xuống ao vớt đáy ao để nắm rõ tỷ lệ hao tôm (chết tôm) để điều chỉnh lại lượng nước, số lượng giống cũng như lượng oxi trong ao phù hợp.

Sau khi thả tôm được 3 giờ bà con tiến hành thăm tôm và cho ăn, lưu ý đừng lâu quá tôm mới được ăn dẫn đến tình trạng tôm về môi trường mới tốt hơn trong tình trạng đói (háo ăn ở tôm) tôm sẽ ăn vôi lắng, tạp chất, chất lơ lửng đẫn đến không tốt cho đường ruột của tôm vì vậy phải cho thức ăn kịp thời đáp ứng nhu cầu tôm nuôi trong ao. Nhưng thức ăn này phải được trộn thuốc đặt trị bệnh đường ruột ở tôm, đây là yếu tố quyêt định sự sinh trưởng của tôm ở những ngày đầu tiên của giai đoạn này. Vì về môi trường mới mật độ thưa hơn thức ăn nhiều hơn dẫn đến ăn nhiều thức ăn hơn đường ruột dễ bị bệnh, dễ bị nhiễm khuẩn. Sau 3-4 ngày hầu như tôm sẽ ăn hết thức ăn có sẵn trong ao và gần như  chỉ còn lại thức ăn công nghiệp bà con đưa vào, lúc đó bà con có thể yên tâm tôm sẽ không ăn phải tạp chất, chất lơ lửng ngoài ao nữa. Tiếp theo bà con nên kiểm tra lại đánh giá tôm nuôi như: Gan tôm phải đồng màu, ruột phải to, đen lộ rõ trên thân tôm. Cũng có trường hợp tôm sẽ ăn nhiều vôi dẫn đến ruột tôm bị trắng nhưng bà con cũng đừng lo lắng vì tôm ăn vôi cũng rất tốt với trường hợp vôi đánh vào ao hôm nay thì tôm ăn hôm nay (rất tôt). Còn đối với trường hợp vôi đánh vào ao phần thừa của vôi lắng đọng đáy ao 2-3 ngày sau tôm ăn phải thức ăn này thì hoàn toàn không tốt cho tôm nuôi rất dễ bị bệnh đường ruột vì vậy bà con cần xi phong 2 lần sáng chiều bên cạnh đó bà con cần xuống ao kiểm tra hết đáy ao xem có còn đọng vôi ở đâu để khuấy chúng lên cho quạt gom lại đưa ra khỏi ao nuôi.

Cần nhấn mạnh ở đây vấn đề xi phong ao nuôi vì mức độ nhiễm bệnh đường ruột ở tôm diễn ra rất nhanh từ 12-24 giờ chắc chắn tôm sẽ bị nhiễm bệnh nếu  bà con không xi phong dọn sạch đáy ao. Bà con sẽ hay mắc sai lầm 3-4 ngày mới tiến hành xi phong, phải xi phong mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho tôm.

Ngoài ra sau khi xi phong bà con cần kết hợp cấy vi sinh EM, 15 lít mỗi ngày vào 9 giờ sáng đối với hồ 500m3 (đối với hồ nhỏ hơn bà con có thể chia lại khối lượng theo tỷ lệ) để duy trì hàm lượng tảo khuê có trong ao nuôi. Bà con nên dùng mật đường đã ủ qua vi sinh EM (giai đoạn này khuyên bà con không nên dùng mật đường sống) để giúp cân bằng quá trình quang hợp và dị dưỡng trong ao nuôi. Tuy nhiên bà con chỉ dùng mật đường khi môi trường đó vi sinh phát triển cực đại còn môi trường mới về vi sinh rất ít, yếu tố hóa học trong ao nhiều hơn yếu tố sinh học mà bà con đưa mật đường vào ao chắc chắn nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, có mùi trong ao nuôi.

Sau 3 ngày bà con dừng thuốc lại, tiếp tục cho ăn ở trạng thái bình thường, đồng thời bổ sung các loại thuốc cần thiết như men tiêu hóa, bổ gan, vitamin… Cần quan sát tôm nuôi theo dõi để tăng giảm thức ăn theo khả năng bắt mồi của con tôm.

Thả tôm giai đoạn 2 khâu xử lý nước là cực kỳ quan trọng. Là yếu tố quyết định chi phí hao hụt ở khâu thả giống cũng như thành bại của cả ao nuôi, vụ nuôi kỳ đó. Cho nên bà con cần thực hiện tốt được các khâu trên nếu làm đúng sau 4 giờ thả tôm bà con sẽ thấy được con tôm có màu vỏ trong sáng, búng nhanh, gan tôm gom lại đều và đẹp. Thì bà con có thể an tâm vì gần như các quy trình trên đang diễn ra đúng kế hoạch nuôi của bà con. Còn trường hợp xử lý không đúng thì chắc chắn tôm nuôi sẽ có hiện tượng đi ngược lại các miêu tả ở trên. Bệnh đường ruột ở tôm là đều không thể tránh khỏi, người nuôi hầu hết phải sống chung với vấn đề này. Nhưng nếu bà con làm tốt các bước trên thì bệnh không bùng phát cũng nhưng sẽ không xảy ra sự cố với bầy tôm đang nuôi.

Hy vọng bài viết trên giúp bà con giảm bớt nỗi lo chi phí hao hụt giống nuôi ở giai đoạn 2, làm đúng và áp dụng thành công để đạt được hiệu quả cao nhất trong vụ nuôi tới.

Trân trọng!

 

 

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )

Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)

Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn

Website :https://khaiphat.com.vn/

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh