Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không sử dụng kháng sinh P1

I. Điều kiện ao nuôi

1. Điều kiện ao

Đầu tiên, ao cần đạt diện tích 2.000 – 5.000 m2

Bờ ao đảm bảo chắc chắn, không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao ổn định. Bờ phải cao hơn mức nước cao nhất trong ao tối thiểu 0,3m. Có cống cấp và thoát nước riêng biệt. Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm.

Độ sâu của ao: 1,5 – 1,8m (mức nước 1,2 – 1,5m)

pH đáy ao > 5,5, pH nước: 7,5 – 8,5

– Oxy hòa tan: 4 – 9 mg/l

– S‰: 5 – 30‰

– Chất đất: Có thể nuôi được ở mọi nền đáy, tốt nhất là đáy cát, bùn pha cát hoặc cát sỏi. Nền đáy không bị rò rỉ, thẩm lậu. Giao thông thuận tiện, có điện phục vụ cho sản xuất.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh

Nguồn: Internet

2. Bố trí hệ thống ao

– Ao nuôi nằm giữa mương cấp và thoát nước. Nếu ao nuôi được bố trí gần khu vực trồng rong biển thì rất tốt cho việc quay vòng nước theo hệ thống khép kín bằng máy bơm luân chuyển. Đáy ao cao hơn đáy mương tối thiểu là 30 cm, độ dốc đáy hơi nghiêng về phía cống thoát. Nếu đáy ao có độ phèn cao, vật chất hữu cơ nhiều hoặc những vùng đất mới được đưa vào sử dụng từ rừng sú vẹt… thì dùng một số vật liệu gia cố đáy ao để hạn chế bớt khả năng sinh NH3, H2S… và các chất hữu cơ lơ lửng.

– Bờ ao cao hơn mức nước triều cao nhất từ 30 – 50 cm. Bờ ao đủ rộng để thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển thức ăn, thiết bị…

– Ao nuôi bố trí cống cấp và cống thoát riêng biệt. Cống thoát có cao trình đáy cống thấp hơn đáy ao 20 – 30 cm.

II. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng không sử dụng kháng sinh và hạn chế sử dụng hóa chất

1. Công tác chuẩn bị ao nuôi

– Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao chứa. Loại bỏ các địch hại có trong ao. Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước.

– Bước 2:  Đối với ao nền đất bón vôi bột nông nghiệp và phơi đáy ao từ 20 – 30 ngày. Số lượng vôi từ 3 – 3,5 tấn/ha.

– Bước 3:

+ Đối với ao đất: Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH.

+ Đối với ao lót bạt cần vệ sinh khử trùng, rửa sạch ao và rải vôi CaO hòa nước sệt tưới vào các kẽ bạt.

Lưu ý: Tốt nhất bón 50% vôi bột CaCOvà 50% Dolomit CaMg(CO3). Đối với ao lót bạt chủ yếu bón Dolomit [CaMg(CO3)] cho đến khi đo độ kiềm đạt theo tiêu chuẩn.

2. Lấy nước và xử lý nước

– Bước 1: Lấy nước vào ao chứa qua túi lọc bằng vải dày và để ổn định từ 3 – 7 ngày.

– Bước 2: Chạy quạt liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

– Bước 3: Diệt tạp và diệt khuẩn

+ Diệt tạp: Sau khi chạy quạt liên tục 2 – 3 ngày tiến hành diệt tạp bằng Saponin 10 – 20g/m3 (nếu độ mặn nước ao thấp <  20‰ nên ngâm trước 1 đêm để tăng hiệu quả diệt tạp).

+ Diệt khuẩn: Sử dung Iodine bột, 400g/1000m3 (sử dụng cồn 900 hòa tan Iodin, cứ 5 lít cồn hòa tan 1kg Iodine, sau khi hòa tan hết pha loãng với nước và tạt khắp ao, xử lý lúc 5 – 6 giờ sáng tăng hiệu quả của Iodin do thời điểm đó oxy và pH thấp nhất) hoặc có thể dùng các loại Iodine thành phẩm như: Lasan dine với lượng 0,3 lít/1.000 m3 nước… Ngày hôm sau kiểm tra độ kiềm đạt trên 120mg/l, nếu thấp bón Dolomite, Biocarbonat …

– Bước 4: Cấp nước từ ao chứa sang ao nuôi qua túi lọc, độ sâu nước từ 1,2 – 1,5m.

3. Gây màu nước

Cách 1: Theo công thức 2:1:2 (thành phần gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành). Trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 – 40 cm). 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung). tạt vào ao nuôi.

Cách 2: Theo công thức 3:1:3 (thành phần gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành). Công thức này không cần nấu chín, trộn đều sau đó ủ kín trong 12 giờ. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 – 40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).

Cách 3: Dùng 5 – 6 lít mật + 15g men bánh mì + 1kg thức ăn số 0 + 2 lít nước ngọt sạch khuẩn ủ trong thời gian 24 giờ, dùng cho 1000 m3, gây màu nước liên tục trong 7 – 10 ngày đầu, thời điểm gây màu tốt nhất từ 7 – 8 giờ sáng.

Cách 4: Gây màu nước có sử dụng vi sinh

Cứ 1.000m3 sử dụng: 2kg cá tạp, 4kg cám gạo, 200g mật hay đường và 100g men bánh mì (làm tăng nhanh phù du sinh vật phát triển, ổn định môi trường..)

+ Ngày thứ nhất: Cho cá vào nấu chín, cho cám và đường vào quậy đến chín, càng đặc càng tốt, sau đó để nguội và cho men bánh mì vào ủ sau 24h, hòa nước tạt khắp ao (lần 1)

+ Ngày Thứ 2: Cho vi sinh xuống ao (vi sinh phải có dòng vi khuẩn Bacillus sp, tối thiểu trong sản phẩm phải có 2 con trở lên) theo liều dùng của nhà sản xuất.

+ Ngày thứ 4: Cho sản phẩm gây màu nước, làm như lần 1

+ Ngày thứ 6: Cho vi sinh như lần trước (Như ngày thứ 2)

+ Ngày thứ 7: Cho sản phẩm gây màu nước, làm như 2 lần 1 trên

+ Ngày thứ 8 – 10: Kiểm tra chất lượng nước pH, Kiềm, độ trong và thả giống

4. Quạt nước và thời gian chạy quạt nước trong ao nuôi tôm

* Số lượng máy quạt nước

Khi bố trí quạt nước cần quan tâm các vần đề sau:

– 1 HP (sức ngựa) sử dụng nuôi được 400 – 450 kg tôm thương phẩm

– Quạt nước chỉ  đưa Oxy xuống sâu tối đa 1,2 m

– Ban ngày chạy 60 – 70 vòng phút

– Ban đên chạy 110 – 120 vòng phút

* Lưu ý: Khi tôm lột xác nhiều, tiêu tốn oxy gấp đôi; Khi tảo tàn, sẽ tiêu hao Ôxy nhiều cần tăng cường quạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh