Tìm hiểu về bulong và đai ốc

Tìm hiểu về bulong và đai ốc

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi đồ vật, vật dụng chúng ta thường hay sử dụng đều có liên quan đến bulong và đai ốc, công dụng của bulong và đai ốc là làm gắn kết các vật dụng lại với nhau, trở thành một khối liên kết theo mục đích thiết kế như bàn ghế, giường tủ, thiết bị điện, cơ khí, … đều có sự tham gia liên kết của  bulong và đai ốc.

Với Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát, bulong và đai ốc không chỉ là mặt hàng kinh doanh của công ty, mà còn là vật tư không thể thiếu trong các công trình tủ điện, công trình cơ khí, lắp ráp máy công nghiệp…

Bulong là gì?

Bulong là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối, là chi tiết kẹp chặt, thường có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh ngoài hoặc trong (chìm), một đầu có ren để vặn với đai ốc.

Cấu tạo của bulong : Bao gồm 3 phần

  • Đầu bulong: Phần này có đường kính lớn nhất sẽ giúp cung cấp 1 phần bề mặt chịu lực khi bắt vít.
  • Thân bulong: phần thân là phần dài nhất của bu lông và có các ren xoắn ngoài, xoắn theo vòng tròn, chịu trách nhiệm cho sự liên kết của các bộ phận.
  • Phần cuối bulong: hỗ trợ chèn lưỡi vào các lỗ và ốc

Kích thước bulong

Bulong có nhiều loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc.

Bulong có kích thước được thể hiện theo đơn vị số liệu hoặc theo chuẩn đo lường.

– Bước ren Pitch: là phép đo giữa đỉnh của các mặt ren liền kề lên thân bu lông.

– Đường kính (D1): là chiều rộng của trục bu lông (không bao gồm đầu bu lông).

– Chiều dài (l): là phép đo từ mép chân bu lông đến phần dưới của đầu bu lông.

Chất liệu chế tạo bulong

Các loại vật liệu chế tạo bulong rất đa dạng. Mỗi loại vật liệu lại có đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Vì vậy, tùy theo nhu cầu sự dụng để chọn bulong có chất liệu phù hợp.

– Bulong nhôm : loại này có trọng lượng lượng nhẹ; chống oxy hóa, nhiệt và điện dẫn; và dễ sản xuất.

– Bulong bằng đồng có độ chịu lực, có tính chống ăn mòn cao, dẫn điện, có độ thấm từ tính thấp.

– Bulong hợp kim đồng có tải trọng tốt, chịu mài mòn và phù hợp để sử dụng gần nam châm.

– Bulong bằng nhựa giá thành rẻ và chống ăn mòn, không gỉ sét, trọng lượng nhẹ, không dẫn điện. Chúng phổ biến đối với các ứng dụng môi trường nước.

– Bulong thép được sản xuất bằng thép các bon. Thép không tráng dễ bị ăn mòn, độ bền chịu lực tốt, thuận tiện khi tháo lắp.

– Bulong thép cứng chắc hơn các ốc vít bằng thép, nhưng dễ gãy hơn. Chúng được làm bằng thép được xử lý bằng phương pháp tôi và làm nguội, sử dụng trong các công trình kết cấu chịu lực cao như lắp đặt nhà xưởng.

– Bulong bằng thép không gỉ (inox) sáng đẹp, ăn mòn, phù hợp sử dụng trong môi trường khắc nghiệt  như axit , dụng cụ y tế , thực phẩm , giá thành cao; yếu điểm chúng ko thể cứng  như thép cacbon.

– Bulong hợp kim có độ bền cơ học tốt, độ ổn định bề mặt, khả năng chống ăn mòn, chống ăn mòn ở nhiệt độ cao. Các hợp kim phổ biến bao gồm Hastelloy®, Inconel®, Incoloy® và Monel®.

– Bulong Titanium cứng, chắc chắn, nhẹ và chống ăn mòn. Khi nấu thành hợp kim với các kim loại khác, nó làm tăng sức mạnh và độ bền.

Mối lắp ghép bằng bulong có thể chịu được tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó lại có độ bền, độ ổn định lâu dài. Và một phần không thể thiếu của bulong để tạo nên tính bền chắc là đai ốc.

Đai ốc là một chi tiết liên kết cơ khí có lỗ đã được tạo ren. Đai ốc luôn được dùng cùng bu lông để kẹp chặt hai hoặc nhiều chi tiết với nhau. Hai bộ phận kết hợp với nhau bởi ma sát ren, sức căng vừa của bu lông, và sức nén của chi tiết.

Các loại đai ốc khác nhau là: đai ốc lục giác, đai ốc mũ, đai ốc tai hồng, đai ốc dạng đũa, đai ốc khóa,…

Đai ốc có những cấp bền khác nhau và được sử dụng tùy theo yêu cầu công việc đối với các mối liên kết có tính chất tháo lắp thường xuyên hay các liên kết chống va đập. Thường thì đai ốc có hình dạng lục giác và được mạ kẽm để chống ăn mòn trước những tác động của môi trường bên ngoài. Trong môi trường rung động hoặc xoay tròn có thể sử dụng đai ốc chống xoay, dùng các chất dính, chốt an toàn hay các biện pháp khác để giữ chặt mối ghép.

Cũng như bulong, đai ốc cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và có kích thước tương thích với bulong để tạo nên độ bền chắc.

Tiêu chuẩn bulong và đai ốc

Trên thực tế, bulong và đai ốc được sản xuất dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau:

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về bulong và đai ốc

  • Theo TCVN về bulong và đai ốc, mác thép dùng để sản xuất bu lông phải đạt chuẩn theo quy định sau:

+ Thép C10, 15, 20 có độ bền không cao nhưng có tính dễ hàn, rèn và dập, sẽ được dùng để làm bulong cho các chi tiết chịu lực nhỏ, cần phải qua thấm than.

+ Thép thấm than có lượng cacbon thấp từ 0.1 – 0.25% được dùng để chế tạo các chi tiết vừa chịu được tải trọng tĩnh, lẫn va đập, chịu được mài mòn ở bề mặt.

+ Thép bám chặt: là loại thép có thể làm kín các mối nối, mặt bích nên được dùng làm bulong trong các chi tiết bịt nồi hơi, tua bin, những nơi thường xuyên phải chịu nhiệt độ cao.

+ Thép không gỉ: Dùng để chế tạo các loại bulong lục giác thường, bulong đầu tròn, bulong móng,..

  • Còn đối với những bulong đai ốc được sản xuất theo tiêu chuẩn Nga thì mác thép phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

+ Mác thép cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GOST 380-88

+ Thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GOST 1050

+ Mác thép kết cấu hợp kim.

  • Bulong đai ốc được sản xuất theo tiêu chuẩn GB thì cần phải đáp ứng được:

+ Mác thép có kết cấu cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GB 700-88

+ Mác thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GB 699-88

+ Mác thép hợp kim thấp, có độ bền cao theo tiêu chuẩn GB/T1591-94

+ Thép hợp kết cấu hợp kim thấp theo tiêu chuẩn GB 1591-88

  • Mác thép dùng để sản xuất bulong theo tiêu chuẩn Nhật Bản:

Đối với mác thép được sử dụng để sản xuất bulong theo tiêu chuẩn Nhật Bản phải là loại thép cacbon thông thường theo tiêu chuẩn JIS G3101-1987

  • Tiêu chuẩn DIN

DIN chính là tiêu chuẩn Đức – là một trong những tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng cho các lĩnh vực như: xây dựng, thiết bị đóng gói, vật liệu xây dựng, đơn vị đo lường,…

DIN là một tiêu chuẩn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

  • Tiêu chuẩn BSW

Tiêu chuẩn BSW là tiêu chuẩn Anh – cũng là tiêu chuẩn về ren vít quốc gia đầu tiên trên thế giới.

Với tiêu chuẩn BSW thì dạng ren trục vít được quy định góc ren 550 bao gồm góc giữa hai chân vít và bán kính ở cả gốc và đỉnh của vít, độ sâu sợi là 0.640327p và bán kính là 0.137329p (p là độ cao). Độ dốc của đường chỉ tăng theo đường kính theo các bước được chỉ định trên biểu đồ.

Lưu ý: Tiêu chuẩn về bước ren BSW cũng được áp dụng cho bước ren trên các dòng ống thép (ống điện) theo tiêu chuẩn Anh Quốc.

  • Tiêu chuẩn GB

Tiêu chuẩn GB chính là tiêu chuẩn của Trung Quốc,  được ban hành bởi cơ quan Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) và Ủy ban Quốc gia Trung Quốc về ISO và IEC.

Tiêu chuẩn GB của Trung Quốc được phân làm 2 giai đoạn:

Tiêu chuẩn bắt buộc: tiêu chuẩn được thực hiện bởi mã tiền tố GB

Tiêu chuẩn được đề xuất: tiêu chuẩn được thực hiện bởi mã tiền tố GB/T

Từ những phân tích trên ta có tiêu chuẩn sản xuất bulong và đai ốc được thể hiện dưới bảng sau đây:

Bulong và đai ốc có tính ổn định cũng như khả năng tháo lắp dễ dàng nên chúng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả lĩnh vực bao gồm cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng nhà xưởng, các công trình giao thông, đường xá, cầu cống…

Với những thông tin của bulong và đai ốc được trình bày ở trên, hy vọng mọi người có thể chọn được đúng loại để ứng dụng chúng vào đời sống, sản xuất, … một cách hữu ích.

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )
Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)
Website: https://khaiphat.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ nhanh